Hiện nay thạch cao là vật liêu được sử dụng nhiều trong ngành xây dụng và trang trí nội thất nhà ở với ưu điểm chống cháy, chịu nước và cách âm tốt, thi công nhanh và tính thẩm mỹ cao lên được dùng nhiều trong trang trí nội thất.
Trần thạch cao là loại trần có kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu gồm: tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả cùng các vật tư phụ liên quan. Cụ thể tác dụng của các vật liệu này như sau:
– Tấm trần thạch cao: được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và có tác dụng chính là tạo độ phẳng cũng như tính thẩm mỹ cho trần.
– Khung xương thạch cao: có chức năng tạo hệ kết cấu vững chắc nhằm mục đích treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của nhà thông qua các ti treo.
– Lớp sơn bả: giúp tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.
Trần thạch cao đã và đang trở thành người bạn tin cậy của mọi công trình kiến trúc cũng như thành viên trong các hộ gia đình. Nó không chỉ là vật liệu trang trí cho ngôi nhà thêm bắt mắt mà còn đem lại những tiện ích bất ngờ, khiến chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.
Phân loại trần thạch cao
Trần thạch cao có sự đa dạng về chủng loại và được tạo nên từ hàng trăm vật liệu khác nhau. Chính vì vậy nó có thể được ứng dụng trong nhiều công trình và do đó đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Để phân loại trần thạch cao, các chuyên gia thường dựa vào cấu tạo, tính chất cũng như hình dáng sản phẩm. Cụ thể như sau:
1. Phân loại theo cấu tạo:
Nếu phân theo cấu tạo, trần thạch cao được chia thành: trần thả, trần chìm, trần phẳng, trần giật cấp.
2. Phân loại theo tính chất:
Nếu phân theo tính chất và tính ứng dụng của trần thì sẽ có các loại trần thạch cao sau: Trần thạch cao chống ẩm, trần thạch cao chịu nước, trần thạch cao chống cháy và trần thạch cao tiêu âm…
3. Phân theo hình dáng sản phẩm:
Trần thạch cao nếu phân theo hình dáng sản phẩm đưa vào công trình sẽ có các loại: Trần thạch cao hiện đại, trần thạch cao tân cổ điển và trần thạch cao cổ điển.
Căn cứ theo các loại trần thạch cao trên, đội ngũ thiết kế và thi công trần thạch cao cũng như người tiêu dùng sẽ dựa vào đó để căn nhắc, tính toán, lựa chọn loại phù hợp cho công trình nhà mình, bảo đảm mang đến chất lượng và tính thẩm mỹ cho trần nhà.
Ứng dụng của trần thạch cao trong không gian nội thất:
Trần vách thạch cao hiện đang được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng khác nhau, dù là công trình lớn nhỏ hay ở bất cứ địa thế nào. Được nhận định là loại vật liệu hoàn thiện với bề mặt nhẵn mịn cùng độ cứng chắc phù hợp và sự linh hoạt trong tính cơ lý, sản phẩm sẽ góp phần không nhỏ mang đến không gian sống lý tưởng, khiến gia chủ tận hưởng cuộc sống thoải mái, bình yên trong chính ngôi nhà của mình.
Bên cạnh đó, trần thạch cao còn có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau để tạo nên các cấu kiện có tính năng đa dạng với các loại trần phong phú có nhiều chức năng ưu việt như: chống cháy, tiêu âm, chống nóng, cách nhiệt và khả năng chịu ẩm lớn… Được tạo nên từ vật liệu hoàn thiện với nhiều phong cách khác nhau (từ cổ điển, hiện đại đến tân cổ điển), trần thạch cao đang là sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình. Nó có thể được ứng dụng trong không gian nội thất của phòng khách, phòng ngủ, văn phòng làm việc, trong các chung cư, biệt thự, nhà phố, tòa nhà cao cấp hay nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện…
Tùy theo từng tính năng và đặc điểm riêng biệt, trần thạch cao sẽ được ứng dụng cho những không gian khác nhau. Nếu là trần thạch cao chịu ẩm, nó sẽ được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh hay các công trình nằm gần nguồn ẩm…. Với trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt, nó thường được thiết kế cho các khu vực chịu nhiệt cao với khả năng ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như trần mái tôn cho nhà xưởng hay nhà ở…
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.